TẾ BÀO GỐC UNG THƯ

  • Giới thiệu về hướng nghiên cứu

Tái phát ung thư sau một thời gian được điều trị khỏi bệnh là câu chuyện thương tâm xảy đến với nhiều bệnh nhân và gia đình, điều này đã trở thành một vấn đề rất được quan tâm không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn là chủ đề nóng cho toàn xã hội hiện nay. Nguyên nhân nào, đối tượng nào, lý do vì đâu dẫn đến hoàn cảnh này? – Một trong các “nghi phạm” được chú ý nhất hiện nay mang tên “Tế bào gốc ung thư – Cancer Stem Cells”. Tương tự như các dòng tế bào gốc đã được nghiên cứu, chúng mang hai đặc trưng là khả năng tự làm mới (self-renewal) – nghĩa là có thể tăng sinh vô hạn và biệt hóa (differentiation) vô cùng đa dạng. Chỉ khác là điều này mang đến những tai ương khó lường cho người bệnh. Với những mối quan tâm trên, nhóm nghiên cứu được thành lập và hoạt động với mục tiêu tìm hiểu sâu hơn về quá trình hoạt động của tế bào gốc ung thư nhằm bước đầu khám phá những kiến thức cơ bản, và kỳ vọng vào khả năng định hướng và thử nghiệm để cải thiện những giải pháp đã có cũng như sáng kiến các biện pháp mới để nhằm hỗ trợ trong quá trình điều trị ung thư.

  • Các thành viên
  • Hướng nghiên cứu chính
  • Sinh học tế bào gốc ung thư
  • Con đường tín hiệu tế bào gốc ung thư
  • Đề tài đang thực hiện

1. Đề tài loại C – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh: Tìm hiểu sự liên hệ giữa quá trình tự thực (autophagy) và khả năng kháng đa thuốc của tế bào gốc ung thư vú người được nuôi trong điều kiện thiếu oxy

2. Đề tài cấp trường ĐH Khoa học Tự Nhiên – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh: Khảo sát sự thay đổi biểu hiện một số gene cảm ứng và điều hoà sự tự thực trên dòng tế bào gốc ung thư vú người khi nuôi cấy trong các điều kiện nồng độ oxy giảm dần

  • Liên hệ

tntnhan@hcmus.edu.vn